KHAI TRƯƠNG TUTICARE BÌNH DƯƠNG

KHAI TRƯƠNG TUTICARE BÌNH DƯƠNG
KHAI TRƯƠNG TUTICARE BÌNH DƯƠNG
Home » » Tại sao trẻ sơ sinh lại hay bị nấc?

Tại sao trẻ sơ sinh lại hay bị nấc?

Written By Unknown on Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016 | 19:38

Tuticare Binh Duong - Nấc cụt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là các bé dưới 1 tuổi. Nấc cụt tuy vô hại, không ảnh hưởng tới sức khỏe bé, nhưng nếu nấc xảy ra kéo dài có thể làm bé khó chịu, nôn trớ và quấy khóc.
>> Xem thêm:
Tại sao trẻ sơ sinh lại hay bị nấc
Tại sao trẻ sơ sinh lại hay bị nấc

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc

Nấc cụt xảy ra do những cơn co thắt đột ngột và ngắt quãng của cơ hoành. Các cơn co thắt này lặp đi lặp lại nhiều lần, làm không khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín, gây ra tiếng nấc.
Các nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nấc ở trẻ sơ sinh:
- Trẻ uống quá nhiều sữa, sữa ngưng tụ lại khó tiêu hóa, hoặc uống sữa quá lạnh khiến chức năng dạ dày suy yếu, dẫn đến trào ngược khí và gây nấc cụt.
- Trẻ bú quá nhanh hoặc bú ngay khi vừa khóc xong cũng có thể gây nghẹt thở và nấc cụt.
- Trẻ bú quá no, kèm theo nuốt hơi vào dạ dày, dẫn đến nấc.
- Giữ ấm trẻ chưa đúng cách, trẻ bị nóng lạnh đột ngột cũng làm trào ngược khí, gây nấc.

Cách trị nấc cho trẻ sơ sinh

1. Thử cho bé bú
Nấc cụt xảy ra khi cơ hoành bị kích thích. Nuốt một lượng nhỏ sữa mẹ, khi dòng sữa từ từ đi qua sẽ giúp cơ hoành thư giãn và hoạt động bình thường trở lại.
2. Cho bé ăn
Mẹ hãy thử cho bé ăn một món gì đó. Hành động nuốt có thể ngăn chặn sự co thắt của cơ hoành. Gợi ý những món mẹ có thể cho bé ăn: bột ngũ cốc, trái cây như táo, chuối xay nhuyễn,…
3. Cho bé uống nước
Nếu bé đã được 6 tháng tuổi, mẹ hãy thử cho bé uống từng hớp nước nhỏ để chặn cơn nấc.

>> Xem thêm: Dòng sản phẩm Nôi rung Fisher Price cho bé yêu.

4. Cho bé bú chậm lại
Khi trẻ bú sữa quá nhiều và quá nhanh, dạ dày trẻ sẽ phồng lên dẫn đến cơn co thắt của cơ hoành. Mẹ hãy chia cữ bú của trẻ ra nhiều lần, ở từng cữ bú cho trẻ bú ít và chậm lại.
5. Cho bé giải lao giữa cữ bú
Một cách hay để mẹ giảm lượng sữa trẻ nuốt vào là cho trẻ nghỉ giải lao giữa cữ bú. Khi mẹ chuẩn bị cho bé đổi bên vú, hãy để bé dừng lại và ợ hơi trước khi bú tiếp. Nếu mẹ cho bé bú bình, hãy cho bé ợ khi đã bú được phân nửa. Nhờ vậy, dạ dày của bé sẽ có thời gian tiêu hóa lượng sữa bú vào, giảm hiện tượng nấc cụt.
6. Giữ bé thẳng người khi đang bú

Dạ dày của bé có thể bị căng phồng làm cơ hoành co thắt khi nuốt phải quá nhiều không khí trong khi bú. Do đó, mẹ hãy giữ người bé thẳng góc 30 - 45 độ khi cho bú để không khí không bị giữ lại trong dạ dày và làm cơ hoành co lại gây nấc.
7. Cho bé ngậm vú đúng cách
Nếu miệng bé không ngậm vú sâu và chắc, bé sẽ nuốt phải không khí trong khi bú. Mẹ sẽ nghe tiếng lách cách nếu bé không đặt lưỡi đúng chỗ và không ngậm vú đúng cách. Hãy giúp bé ngậm vú đúng cách để giảm thiểu hiện tượng nấc.
8. Cho trẻ bú sữa bình đúng cách
Nếu cho bé bú sữa bình, mẹ hãy cầm chai ở góc 45 độ để giữ lượng khí nằm cuối chai, không để bé nuốt khí vào khi đang bú. Hoặc mẹ có thể chọn mua loại bình sữa có thiết kế đặc biệt giảm lượng khí.
9. Giúp bé ợ hơi 
Sau khi bé bú xong, mẹ nên ẵm bé, cho bé áp mặt vào vai mình trong khoảng 30 phút. Dùng tay vuốt nhẹ lưng bé để bé ợ hơi sẽ giảm nấc.
10. Mát xa lưng bé
Mát xa lưng nhẹ nhàng sẽ nới lỏng các cơ, giúp cơ hoành của bé thư giãn và giảm nấc.

>> Xem thêm: Sản phẩm hữu dụng Ghế rung Fisher Price cho bé yêu.

Nếu bạn đã áp dụng các cách phòng ngừa và chữa nấc cho trẻ sơ sinh mà không hiệu quả, trẻ vẫn nấc nhiều lần trong ngày hoặc nấc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để tìm nguyên nhân chính xác và kịp thời can thiệp nếu có dấu hiệu nguy hiểm.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Xem thông tin các Sản phẩm mẹ và bé